Ba Na Hills Tour Ba Na Hill Tour Da Nang Tour Hoi An Son Doong Cave Da nang beach Tour Da Nang gia re Tour Ngu hanh son Tour Phong Nha Ke Bang Tour Thap My Son Tour Son Tra Hotel Cheap Da Nang



Hồ điệp Phalaenopsis thuộc họ lớn nhất trong vưong quốc các loài cây, họ lan Orchid Orchidaceae.
Những loại này lá loại độc chân không có lá bên, trong khi đó nhánh chính tiếp tục phát triển quanh năm và chỉ một chùm hoa có thể mọc ra từ một nách lá. Phalaenopsis có những lá mập xếp thành 2 dãy đối xứng.
Trong thiên nhiên, Phalaenopsis phát triển trong tất cả các vùng nhiệt đới châu Á, Cây phát triển trong tự nhiên ở nhiệt độ ngày là 28-35oC, đêm: 20-24oC và độ ẩm tương đối cao.


Phalaenopsis ưa bóng râm, cây có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng qua rễ và lá. Rễ cũng đóng vai trò neo giữ cây.


Lan Hồ Điệp có chừng 44 loại nguyên giống, mọc trên dãy Hi Mã Lạp sơn đến suốt châu Á và sang cả Úc châu. Việt Nam có chừng 7-8 giống. Vào năm 1750 G.E. Rumphius đã tìm ra cây Hồ Điệp nhưng lầm tưởng là một loại Angraecum và sau này Carl Blume mới tìm ra cây Phalaenopsis amabilis vào năm 1825. Theo tiếng La tinh chữ Phaluna có nghĩa là con bướm (moth) và opsis có nghĩa là giống như. Lan Hồ điệp là một loại lan thân đơn, ngắn, lá to và cứng, rễ dài. Những cây nguyên giống thường nở hoa vào mùa đông xuân, các cây lai giống hoa nở quanh năm. Nếu nuôi đúng cách lan hồ điệp có thể sống rất lâu. Có cây sống được trên 18 năm sau đó ra hoa ở ngọn rồi mới chết.


1. Kinh nghiệm khi trồng lan hồ điệp:


- Lan Hồ Điệp không thích đọng nước trên lá qua đêm. Nếu để đọng nước trên lá như vậy lá của nó có thể bị nhiễm bệnh.
- Hồ Điệp có thể cho bông trong điều kiện nhiệt độ dưới 65 độ F hay 18 độ C.
- Hồ Điệp là giống lan cho bông lâu tàn nhất trong điều kiện chăm sóc lý tưởng.
- Hồ Điệp thích ẩm ướt.
- Hồ Điệp ưa được trồng trong chậu chặt khít.
- Hồ Điệp ưa trồng trong giá thể có kích thước trung bình.
- Hồ Điệp không thích bị khô giữa hai kỳ tưới nước giống như một số loại lan khác. Một số loại lan giữa 2 lần tưới cần có 1 khoảng thời gian khô ráo.


2.Ghi chú:

Với Hồ Điệp thì kinh nghiệm cho thấy, không cần tưới nước nhiều, 1 tuần không tưới cũng không chết được. Nhưng do Hồ Điệp rất thích ẩm nên rất dễ bị nấm, do đó phải thường xuyên phun thuốc phòng nấm. Mùa khô, nếu gió nhiều, cây dễ mất ẩm, nên thường xuyên kiểm tra để tưới thêm. Mùa mưa nên tránh không cho nước mưa đọng trên lá, không để mưa trực tiếp vô lá làm thối lá. Trồng trong chậu kín, muốn giữ ẩm tốt  thì không nên tưới nhiều làm thối rễ. Trồng thoáng, để rễ mọc phía trên thì tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm.


Về ánh sáng thì Hồ Điệp không cần nhiều sáng, nhiều cây trồng trong nhà gần cửa sổ gắn kiếng, có chút ánh sáng ban ngày vẫn có thể cho bông. Hồ  Điệp có đặc tính khi ra bông, nếu không cắt vòi khi bông tàn, để 1 thời gian vòi đó vẫn cho nhánh ra bông tiếp. Vì vậy, nếu chăm tốt, vòi bự thì nên để vòi sau khi hoa tàn, dưỡng cây 1 thời gian lại cho bông tiếp trên vòi đó. Nhưng cần lưu ý lan nuôi bông thường rất yếu, nếu tham để bông lâu thì cây sẽ đuối, lá không cứng nổi. Người biết chơi thường cắt vòi sau khi hoa tàn, hoặc thấy cây yếu thì cắt vòi sớm hơn. Sau đó dưỡng cây bằng phân 30-10-10 một thời gian cho cây khoẻ lại mới nghĩ tới chuyện kích 6-30-30 để cho vòi khác.


Hồ Điệp là giống lan có hoa lâu tàn nhất. Khi có bông, nếu không tưới phân, không để nước phun lên bông, không để ngoài nắng thì bông có thể chơi tới 2 tháng. Mãn Thiên Hồng cũng họ hồ điệp là loại có hoa bền nhất./.


- Tên khoa học: Verbena hybrida
- Nhiệt độ nẩy mầm: 20-25 độ C
- Thời gian nẩy mầm: 7-15 ngày


- Độ sâu gieo hạt: 0.5cm
- Khoảng cách trồng: 15cm
- Nhiệt độ phát triển: 15-35 độ C
- Ánh sáng: trực tiếp, tán xạ
- Thơi gian thu hoạch (ra hoa): ~80 ngày
- Màu sắc: hỗn hợp hạt nhiều màu


- Chiều cao cây trưởng thành: 20-30cm
- Công dụng: hoa kiểng
- Tập tính: cây thân thảo 1 năm, hoa nhiều màu sắc tươi sáng như trắng, đỏ, xanh lam, hồng, tím... ưa nắng, chịu nóng lạnh đều tốt, cực kỳ siêng hoa khi trồng ở đất giàu dinh dưỡng.


- Tên khoa học: Helianthus annus
- Nhiệt độ nẩy mầm: 18-25 độ C
- Thời gian nẩy mầm: 7-15 ngày
- Độ sâu gieo hạt: 1-1.5cm
- Khoảng cách trồng: 20cm
- Nhiệt độ phát triển: 15-40 độ C
- Ánh sáng: trực tiếp, tán xạ
- Thơi gian thu hoạch (ra hoa): ~60 ngày




- Màu sắc: vàng
- Chiều cao cây trưởng thành: 30-40cm
- Công dụng: hoa kiểng
- Tập tính: là giống hướng dương lùn rất đẹp, có thể trồng quanh năm, dễ chăm sóc.


Tên khoa học: Helianthus annus
Nhiệt độ nẩy mầm: 18-25 độ C
Thời gian nẩy mầm: 7-15 ngày
Độ sâu gieo hạt: 1-2cm
Khoảng cách trồng: 20cm
Nhiệt độ phát triển: 18-35 độ C
Ánh sáng: trực tiếp, tán xạ
Thơi gian thu hoạch (ra hoa): ~60 ngày
Màu sắc: vàng
Chiều cao cây trưởng thành: 25-35cm
Công dụng: hoa kiểng
Tập tính: thân cứng cáp thẳng đứng, lá rộng có lông mịn, lá có dạng khuyết hình răng cưa, hoa to 15-20cm nếu dinh dưỡng tốt, màu vàng đậm, cánh kép, cần trồng trong chậu to và đất trồng giàu dinh dưỡng.






Tên thường gọi: Bông phấn, hoa phấn, yên chi, sâm ớt, bông bốn giờ (mùi thơm nhẹ, thường nở vào buổi chiều ).
Scientist name : Mirabilis jalapa L.
Bông phấn có điểm lạ là một cây có thể nở hoa nhiều sắc. Hơn nữa hoa có thể đổi sắc. Ví dụ nhưng cây bông phấn hoa vàng, khi cây đã có tuổi thì thường nở hoa sắc hồng. Loại bông phấn hoa trắng thì sẽ đổi thành hoa tím.


Đặc điểm cây bông phấn: Cây nhỏ cao 20-80cm. Rễ phình thành củ như củ sắn. Thân nhẵn mang nhiều cành, phình lên ở các mấu; cành nhánh dễ gẫy. Lá mọc đối, hình trứng, chóp nhọn.


Cụm hoa hình xim có cuống rất ngắn, mọc ở nách lá gần ngọn. Hoa hình phễu, màu hồng, trắng hoặc vàng, rất thơm, nhất là về đêm.


Quả hình cầu, khi chín màu đen, mang đài tồn tại ở gốc, bên trong có chất bột trắng mịn.


Thông tin về hoa Bông phấn :

- Tên tiếng Anh: Four-o'clock
- Tên khoa học: Mirabilis jalapa
- Nhiệt độ nẩy mầm: 22-26 độ C
- Thời gian nẩy mầm: 7-15 ngày
- Độ sâu gieo hạt: 0.5-1cm
- Khoảng cách trồng: 30cm
- Nhiệt độ phát triển: 18-38 độ C
- Ánh sáng: trực tiếp, tán xạ
- Thơi gian thu hoạch (ra hoa): ~70 ngày
- Màu sắc: nhiều màu
- Chiều cao cây trưởng thành: 50-80cm
- Công dụng: hoa kiểng
- Tập tính: cây thân thảo lâu năm, cây lớn nhanh ra hoa sớm, thích hợp trồng ở vườn hoa, ban công.


Sen cạn có tên khác: Hạn hà thảo, Hà diệp liên.
Màu sắc: đỏ, cam, vàng.
Sen cạn là loại cỏ một năm thuộc họ Kim liên.
Đường kính hoa sen cạn: 3 – 5cm
Chiều cao thân: 30 – 50 cm
Nguồn gốc sen cạn: Nam Phi


Thời gian hoa sen cạn nở là tháng 6 – 10. Cây sen cạn vốn là loại hoa dại mọc hoang ở vùng khí hậu lạnh thuộc Nam Mỹ, vì thể cây không chịu được nhiệt độ và độ ẩm cao. Để hoa sen cạn nở đẹp, điều quan trọng khi gieo trồng là chú ý tránh cái nóng và độ ẩm của mùa hè. Mùa hè nên đặt cây hoa sen cạn trong bóng râm. Những mùa khác nên đặt cây nơi có đủ ánh nắng, điều kiện thoáng gió tốt. Hoa và lá có thể dùng làm salad, hạt đập nhuyễn có thể dùng làm gia vị.


Cách trồng cây hoa sen cạn:

  • Gieo trồng: thời điểm thích hợp để gieo hạt là vào giữa tháng 3 đến giữa tháng 4. Dùng tay lột nhẹ lớp vỏ của hạt, sau đó mới gieo, thì cây có thể nảy mầm ngay. Dùng ngón tay thọc một lỗ nhỏ trong chậu số 3, bỏ vào đó một hạt. Đất trồng gồm loại đất Akadama hạt nhỏ và đất mùn (hoặc than bùn) cùng với một ít chất khoáng trồng cây. Sau đó bón phân cho cây sen cạn.

  • Trồng cố định: sau khi cây ra rễ chuyển cây sang trồng ở chậu số 4. Đất trồng là đất Akadama hạt nhỏ và đất mùn. Vào mùa hè nên đặt cây dưới gốc cây lớn hoặc trong bóng râm. Tưới nước sau khi bề mặt đất trong chậu đã khô.

Chú ý

Tưới nước sau khi bề mặt đất trong chậu đã khô. Nếu cây hoa sen cạn xuất hiện bệnh nhện đỏ thì phun thuốc trừ sâu để trị.


Nhân giống hoa sen cạn

Có thể giâm cành để nhân giống. Cắm một cành dài 7 – 8cm vào chất khoáng trồng cây hoặc trong ly chứa đầy nước, thì cành cây có thể ra rễ nhanh hơn.


Điểm quan trọng
  • Mùa hè nên đặt cây sen cạn dưới bóng cây lớn hoặc trong bóng râm.
  • Trồng cây hoa sen cạn ở nơi có điều kiện thoáng gió tốt.
  • Phun thuốc trừ sâu đề phòng bệnh nhện đỏ


Cây Sung là một trong những loại cây xanh bonsai cho ra quả, quả sung là một trong những loại trái không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày tết của người Việt Nam.
Tuy cây Sung là một trong các loại cây cảnh bonsai dễ trồng, nhưng để làm cho cây sung ra nhiều quả và đúng chỗ, đúng thời gian như mong muốn thì các bạn nên cần biết một số yêu cầu về cách trồng và chăm sóc chúng!


Sung là một trong những loại cây xanh bonsai có thân gỗ lâu năm có tên khoa học là Ficus glomerata Roxb. var. chittagonga King, thuộc chi Ficus, họ dâu tằm (Moraceae). Cây sung có nguồn gốc từ châu Á và phổ biến ở các nước của bán đảo Đông dương; trong đó, có Việt Nam. Sung ưa đất ẩm, nhiều ánh sáng, thường mọc hoang ở những nơi như bờ sông, bờ suối, khắp các vùng đồng bằng, ven chân rừng ở những nơi hợp thủy.


Là cây ưa sáng song sinh trưởng kém khi ánh sáng gay gắt, cường độ ánh sáng thấp khi đó lá mỏng, ít phân cành và các cành nhánh phân dài. Sung không kén đất, thích hợp với nhiều loại đất miễn là đất không bị khô hạn. Bộ rễ của loại cây xanh bonsai này rất khỏe và ăn sâu chịu được ngập úng vì vậy có thể trồng ở bờ ao, nơi gần nước hoặc trên các hòn non bộ. Quả tự ra trên các cành già hoặc thân cây có khẵ năng hình thành hạt gieo mọc thành cây con.


Cây Sung thường làm cảnh thường được chia làm 2 loại , sung nếp và sung tẻ. Cây sung nếp là loại cây xanh bonsai được ưa thích hơn vì chùm quả của nó rất nhiều quả và kích thước quả không quá lớn . Việc kích thích cho cây sung ra quả là hoàn toàn có thể làm được với phương pháp đơn giản như sau:



  • Ngừng tưới nước cho cây xanh bonsai này 15-20 ngày, vặt bỏ hết lá trên cây. Sau đó cây sẽ ra một đợt lá mới và hình thành nụ hoa và ra trái (khoảng sau 3 tháng). Mùa hoa thường từ tháng 6-8, mùa quả tháng 9-11, do vậy nên làm vào cuối mùa xuân.
  • Kích thích cho cây ra quả bằng cách dùng dao khía vài nhát vào phần gần gốc vào thân cây cảnh bonsai này cho nhựa chảy ra, như vậy cây sẽ cho quả nhanh hơn.
  • Nếu cây cảnh bonsai này được trồng trong chậu thì nên thay chậu to hơn, thay từ 1/2 đến 2/3 đất mới có bổ sung phân vi sinh,  ngưng tưới nước hoàn toàn cho tới khi cây rụng hết lá, khía thêm vài nhát nơi thân nhẵn, sau 2-3 tháng cây sẽ thay lá mới và sẽ ra, ra quả.
  • Sau mỗi đợt cây xanh bonsai này cho ra  quả, điều đầu tiên bạn cần bón bổ sung một lượng phân NPK, tưới nước thường xuyên cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, ra quả đẹp theo ý muốn.

  • Lưu ý bạn rằng sau mỗi đợt cây xanh bonsai này ra quả và rụng hết sẽ còn lại cùi hoa bám vào thân cây mẹ, sang năm từ cùi hoa này sẽ đâm ra những chồi hoa mới, tiếp tục cho quả. Nếu cắt bỏ những cùi hoa này thì cây sẽ không tự mọc ra chồi mới ở vị trí đó nữa, quả sung sẽ mọc ra ở những chỗ mới nơi thân đủ già.
  • Nếu muốn cây cảnh bonsai của bạn không bị xấu đi thì không nên cắt bỏ những cùi hoa này, muốn trái ra chỗ khác cũng nên khía nhẹ như đã nói ở trên.

Sung một loại cây xanh bonsai dễ tính không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt, song để có một cây Sung đẹp, phân nhiều cành, lá nhỏ và cành không vươn dài, cho ra quả ở đúng vị trí mong muốn và đúng thời điểm thích hợp bạn cần chú ý cắt tỉa cành lá, uốn thân cành theo dáng thế mong muốn và bón lân cho cây cảnh bonsai của bạn. Nước là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng; vì vậy, có thể điều tiết lượng tưới và số lần tưới nước để khống chế sinh trưởng của cây, chúc các bạn thành công!



Đặc điểm cây mai đỏ: Một cây hoa mai đỏ  trên cành có rất nhiều nụ và hoa .Các lá đơn mọc so le, mép lá có khía răng cưa.


Hoa đường kính 3–4,5 cm, thông thường có màu đỏ cam tươi, nhưng cũng có thể màu trắng hay hồng; ra hoa vào cuối mùa đông hay đầu mùa xuân.


Quả là dạng quả táo với 5 lá noãn; chín vào cuối mùa thu. Đặc biệt, hoa mai đỏ chơi được khá lâu. Từ lúc nụ đến lúc tàn khoảng 2 tháng.





A. Kỹ thuật trồng

1. Chọn giống :

Như tất cả mọi loại hoa khác việc chọn giống rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng khi hoa trưởng thành và thu hoạch.
Hạt giống hoa Mào gà các loại có thể tìm mua tại:  cửa hàng hạt giống Vườn Hoa Online hoặc tại  cửa hàng hạt giống cây trồng .

2. Ươm cây con :


  • Nhân giống loài cây này thường dùng phương pháp gieo hạt. Trước đó 1 năm chọn cây khỏe, không sâu bệnh, bông hoa to, đẹp để lấy hạt, hong khô cất trữ, đến tháng 4 - 5 bắt đầu gieo. Thời gian gieo hạt nên chọn lúc nhiệt độ 20 - 25°C. Trước khi gieo hạt cần phun một lần nước và bón một ít phân lên luống.
  • Sau khi gieo phủ lên một lớp đất mịn mỏng 2 - 3mm, rồi phủ rơm rạ hoặc cỏ che nắng; trong 2 tuần không tưới nước để tránh trôi cây con. Nếu đất quá khô có thể dùng vòi phun phun lên một ít nước, sau 1 tuần hạt nảy mầm, bỏ hết vật che phủ, chờ khi cây mọc được 3 lá thật mới tiến hành tỉa thưa (nhổ cây con để cự ly 3 - 4cm), khi cây có 6cm tiến hành chuyển cây ra trồng.
3. Vào chậu :


  • Thời vụ: Hoa mào gà thích hợp với khí hậu ôn hòa, có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, vụ Đông –Xuân thường cho hoa đẹp nhất. Cây ưa nóng, không chịu rét. 
  • Cây giống: Cây giống đưa vào trồng khi được 4 - 5 lá, chiều cao trung bình 6 - 7cm.
  • Chuẩn bị đất: Mào gà sinh trưởng trong môi trường không khí khô, đủ ánh sáng, đất cát, nhiều mùn. Tùy theo mục đích trồng trong giỏ (chậu) hoặc trồng trực tiếp ra luống mà chuẩn bị đất khác nhau. Do đặc điểm của bộ rễ hoa mào gà phát triển mạnh và ăn ngang nên chân đất thích hợp cho hoa mào gà là đất thịt nhẹ, tơi xốp, nhiều mùn, có tầng canh tác dày và pH từ 6 - 6.5.
  • Chuẩn bị đất: Đất thịt pha cát, phân chuồng hoai, tro trấu, xơ dừa theo tỉ lệ 2:1:2:1/2. Mỗi giỏ (chậu) cho vào 0,7 kg hỗn hợp.

B. Chăm sóc
Đây là khâu quan trọng để quyết định chất lượng và điều khiển cho hoa ra đúng vụ.


- Phân bón: Lượng phân bón cho 1.000 giỏ (chậu) như sau: DAP: 15kg, 30kg bánh dầu.
  • Lần 1: 10 ngày sau trồng, sử dụng 1/3 lượng DAP, 1/3 lượng bánh dầu. 
  • Lần 2: 10 ngày sau khi bón phân lần 1, sử dụng 1/3 lượng DAP, 1/3 lượng bánh dầu. 
  • Lần 3: 10 ngày sau khi bón phân lần 2: sử dụng 1/3 lượng DAP, 1/3 lượng bánh dầu.

- Bấm ngọn (cơi đọt): 35 ngày sau trồng.
  • Khi cây được 35 ngày tuổi đã có 6 - 7 cặp lá, đồng thời các chồi nách ở lá 1, 2, 3 cũng vươn lên theo. 
  • Nên bấm đọt vào giai đoạn này để cây không vượt quá mức và giúp các chồi nách phát triển để tạo bông sau này sẽ đều mặt và đẹp, chỉ nên chừa 5 - 6 cặp chồi nách sẽ tốt hơn. 
  • Mào gà là loại cây dễ trồng. Muốn có hoa to, phải tỉa bớt tất cả các mầm non mọc ở nách lá và các hoa phụ.

- Tưới nước: Tưới nước vừa đủ ẩm, tưới quá nhiều nước sẽ ảnh hưởng xấu đến cây.
- Vun xới: Chỉ vun xới khi cây còn nhỏ, khi cây đã lớn thì hạn chế vun xới, nhất là sau khi bấm ngọn trở đi không nên vun xới vì lúc này rễ cây đã ăn ngang nhiều nếu xới sẽ đứt rễ.
- Tỉa nhánh : Tỉa nhánh yếu, mầm già ở gốc để cây không bị ảnh hưởng đến mức sinh trưởng.
- Tỉa nụ: Mỗi cành phát triển nhiều nụ, khi muốn có hoa to thì tỉa bỏ các nụ và nhánh ở mỗi nách lá, chỉ để lại 1 nụ ở cành chính.


C. Phòng trừ sâu bệnh cho hoa :


1. Sâu xanh: cắn lá, ăn nụ hoa. Sử dụng các loại thuốc như Sherpa, Fenbis...

2. Tuyến trùng: Tuyến trùng sau khi xâm nhập vào rễ cây, làm cho mô tế bào phình to lên thành các khối u. Phòng trừ: nhổ bỏ cây bệnh đem tiêu hủy, phun thuốc trừ tuyến trùng như Mocap.


3. Bệnh đốm nâu: đốm bệnh hình tròn, mọc rải rác, không liền nhau. Bệnh nặng làm cho lá héo hoặc thủng lá. Phòng trừ: Hái lá bị bệnh khi bệnh mới xuất hiện, bón phân hữu cơ, tránh đọng nước, để nơi có nắng và gió. Hoặc phun Topsin 0.2%, Benlat 0.2%.


4. Bệnh đốm than: gây hại trên lá. Ban đầu là các chấm nhỏ màu vàng khô hoặc màu nâu, về sau thành đốm tròn. Bệnh nặng có thể gây hại 1/3 diện tích lá, mép có viền màu nâu sẫm, trên đốm có các chấm đen nhỏ. Phòng trừ: Nhặt và tiêu hủy các lá bệnh hoặc có thể phun các loại thuốc như Benlat 0.2%

5. Bệnh đốm vân vòng: Bệnh thường phát sinh ở ngọn lá, mép lá mới đầu hình thành các chấm nhỏ màu nâu nhạt, rồi lan rộng thành đốm có vân vòng đồng tâm, mép lồi lên có viền màu nâu sẫm, giữa màu trắng vàng, hai mặt lá có bột dạng mốc nâu. Phòng trừ: Hái lá tiêu hủy khi bệnh mới xuất hiện, phân bố cây hoa thoáng, nhận nhiều ánh sáng, hoặc phun thuốc như Benlat 0.2% hoặc Bordeau 0.5%.