Ba Na Hills Tour Ba Na Hill Tour Da Nang Tour Hoi An Son Doong Cave Da nang beach Tour Da Nang gia re Tour Ngu hanh son Tour Phong Nha Ke Bang Tour Thap My Son Tour Son Tra Hotel Cheap Da Nang


Huệ nhung (Amaryllis sp.) thuộc họ Thủy tiên (Amaryllidaceae). Theo một số “lão tướng” về hoa kiểng thì huệ nhung có nguồn gốc từ  Nam Mỹ và đã được du nhập vào nước ta từ Châu Âu vào những năm 60-70 của thế kỷ trước.

Hiện ở nước ta có nhiều giống, có giống cho hoa mầu đỏ, có giống cho hoa mầu hồng, mầu vàng cam, mầu trắng... nhưng người chơi thường thích huệ nhung vì cánh hoa đỏ mịn như nhung, rất đẹp. Huệ nhung thuộc loại thực vật có thân giả (giống như củ hành tây). Khi già vỏ củ có mầu nâu nhạt, lá hình giải hẹp, thuôn nhọn, mọc đối nhau thành hai hàng xanh đậm. Cuống hoa tròn to, mọc lên từ nách lá (cao 20-30cm). Mỗi cành thường có 4 nụ hoa, từ khi nở đến khi tàn  khoảng 5-10 ngày, lúc đầu nở 2 nụ, vài ngày sau nở tiếp hai nụ còn lại. Khi hoa tàn, cắt bỏ cành rồi tưới 1/2 muỗng cà phê phân NPK, chăm sóc thêm 10-15 ngày sau cây sẽ ra thêm cành hoa mơi.


Giống như những cây khác, muốn ra hoa huệ nhung cũng đòi hỏi phải có một thời gian khô hạn để phân hóa mầm hoa. Vì thế trong điều kiện tự nhiên, vào mùa khô cây huệ bị thiếu nước lá héo khô (chỉ còn lại thân giả), cây sẽ phân hóa mầm hoa, khi mùa mưa đến có nước, cây huệ sẽ ra lá và trổ hoa. Nắm được đặc tính này của huệ nhung, người chơi hoa sành điệu đã điều khiển cho cây ra hoa vào dịp Tết.

Cách làm của họ như sau: sau khi trưng chơi huệ nhung vào những ngày đầu xuân thì đem trồng cây xuống đất vườn. Chăm sóc (bón phân, tưới nước, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh…) cho cây sinh trưởng tốt. Trong thời gian này tuyệt đối không được để cây bị khô hạn kéo dài, dễ làm cây bị héo khô, khi tưới nước trở lại cây huệ sẽ tự ra hoa (không theo ý muốn của người chơi). Đến tháng 10 âm lịch nhổ cây huệ lên cắt bỏ hết lá và rễ, đặt lên giàn phơi trong bóng mát (có thể nhổ cây đem phơi nắng nhẹ cho đến khi vỏ củ huệ đổi mầu như củ hành tây, thì cắt hết rễ và lá sau đó đặt lên giàn phơi). Nhớ không được để dưới đất ẩm hay phun tưới nước để cây ngừng tăng trưởng. Khi nào muốn củ huệ ra hoa thì đem trồng củ huệ vào trong chậu hay giỏ tre. Khi trồng chỉ cho đất phân ngập đến 1/2 củ (nếu phủ đất kín củ, củ dễ bị hư thối). Trồng xong, đặt châu cây vào chỗ mát, tưới nước đủ ẩm, khi nào thấy củ huệ nhú mầm lá hoặc mầm hoa (thường khoảng 15 ngay sau khi trồng) thì đưa chậu cây ra ngoài nắng.


Muốn cho huệ nở hoa đúng vào dịp tết Nguyên đán, thì phải căn chính xác ngày đưa cây huệ từ giàn phơi xuống trồng vào chậu. Muốn căn chính xác được ngày này thì khi nhổ cây huệ từ vườn đem phơi phải lưu ý đến tình trạng sinh trưởng của củ huệ. Cụ thể là: khi nhổ nếu thấy củ huệ đã già, lá đã vàng uá và tàn lụi thì mầm hoa đã được tượng sẵn trong củ rồi, hoa sẽ nở sau khi trồng khoảng một tháng, gặp trường hợp này ta phải trồng cây huệ trở lại chậu vào đầu tháng 12 âm lịch. Nếu củ huệ còn non, lá đọt còn nhỏ và còn xanh thì sau khi được trồng trở lại vào châu cây huệ còn phải tiếp tục một thời gian nữa để ra thêm lá mới sau đó mới ra hoa, gặp trường hợp này cây huệ sẽ ra hoa trễ hơn khoảng nửa tháng so với trường hợp trên, do vậy phải trồng củ huệ trở lại chậu sớm hơn nữa tháng (vào khoảng rằm tháng 11 âm lịch) thì đến Tết cây mới cho hoa.


Muốn cho cọng hoa ngắn, mập, hoa lớn, tươi sắc và lâu tàn phải đưa chậu hoa ra nắng và bón thêm phân kali. Sau khi trưng chơi trong mấy ngày Tết, khi hoa tàn lại đem cây ra trồng trở lại đất vườn, như đã nói ở trên, sẽ có hoa chơi vào Tết sang năm.


Trồng Vạn thọ không cần bón nhiều phân. Giống hoa này thích hợp với phân chuồng hoai và cả phân rác mục. Khi lập vườn ươm thì chỉ cần rải một lớp phân mỏng lên trên mặt đất.
Cây con sau khi ươm 15 - 17 ngày thì cấy ra giỏ. Đất trồng trong giỏ đã được trộn 0,3kg đất cát pha thịt + 0,3kg phân chuồng hoai nhuyễn + 10g bánh dầu xay nhuyễn. Chú ý giỏ chỉ vô đất khoảng 1/2 giỏ, phần còn lại khi bón thúc sẽ đầy.


Bánh dầu rất tốt cho hoa vạn thọ nên được sử dụng trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Cách dùng: Ngâm 10kg bánh dầu với 50 lít nước trong 10 ngày để bánh dầu phân hủy tốt rồi mới tưới cho cây. 10 ngày sau khi trồng nên tưới phân lần đầu với liều lượng 400 lít nước pha với 5 lít nước bánh dầu và 200g phân NPK (16:16:8) tưới cho 1.000 giỏ. Sau đó cứ 10 ngày thì tưới phân 1 lần, những lần sau tăng lượng nước bánh dầu lên 6 lít.

Bón thúc lần 1 sau khi trồng ra giỏ 15 ngày với tỷ lệ 100kg tro trấu + 100kg phân chuồng khô hoai +10kg bánh dầu nhuyễn cho 1.000 giỏ. Sau đó cứ 7 ngày bón 1 lần, tổng cộng bón 4 lần cho vạn thọ đến ngày nở hoa, ở lần bón 2, 3 thì tăng lượng bánh dầu lên 11 - 12kg. Lần 4 thì bằng lần đầu.


Khi cây được 35 ngày tuổi đã có 6 - 7 cặp lá, đồng thời các chồi nách ở lá 1, 2, 3 cũng vươn lên theo thì nên bấm đọt. Mục đích để cây không vượt quá mức và giúp các chồi nách phát triển tạo bông sau này đều mặt và đẹp. Chỉ nên chừa 5 - 6 cặp chồi nách sẽ tốt hơn. Đối với vạn thọ cao bấm đọt trễ nhất là ngày 5.12 âm lịch và vạn thọ lùn là 10.12 âm lịch. Khi cây được 45 ngày tuổi thì tất cả các ngọn đã có nụ, hãy tỉa bỏ tất cả các chồi nhỏ trong các nhánh chỉ chừa 1 bông chính thì hoa mới lớn và đẹp. Ở giai đoạn hoa bắt đầu nở thì lượng phân bón và thuốc giảm, tránh lạm dụng phân và thuốc làm cây chết héo, hoa nở không lớn và không vun tròn.


Khi hoa có khả năng nở sớm hơn dự định có thể hãm tốc độ nở hoa bằng cách tưới thêm phân urê theo tỷ lệ 10g/10 lít nước. Tưới ngày 2 lần (sáng, chiều) để kéo dài thời gian sinh trưởng của cây. Công việc này thực hiện lúc cây 50 ngày tuổi.


Ngược lại khi thấy hoa có khả năng nở muộn thì có thể xử lý bằng cách ngưng tưới nước 1 - 2 ngày để cây có triệu chứng thiếu nước nặng. Khi lá vừa héo rũ thì nên tưới nước lại vừa đủ ướt đất trong giỏ. Những ngày tiếp theo tưới nước đậm pha với bánh dầu (6 lít nước bánh dầu với 400 lít nước cho 1.000 giỏ) để cây sinh trưởng tốt. Có thể sử dụng Nitrat Kali (KNO3) theo nồng độ khuyến cáo để kích thích ra hoa sớm.

A. Thời vụ trồng :

Trồng hoa cúc chậu vào vụ Đông xuân: Trồng tháng 10 hoa cúc chậu đạt năng suất và chất lượng hoa tốt nhất, thu hoa chậu vào đúng dịp tết nguyên đán, nâng cao giá trị kinh tế.

B. Chuẩn bị nhà che :

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế, chúng ta nên trồng hoa cúc chậu trong nhà có mái che; có thể dùng nhà lưới hiện đại, nhà lưới đơn giản hoặc nhà che tạm tuỳ theo điều kiện canh tác.


C. Giá thể trồng

  • Yêu cầu giá thể: tơi xốp, khả năng giữ nước và thoát nước tốt, sạch nấm bệnh và vi khuẩn.
  • Giá thể là hỗn hợp gồm ½ đất phù sa +  ¼ phân chuồng + ¼  xơ dừa cho năng suất và chất lượng hoa cúc chậu là lớn nhất 
  • Phun đều Ridomil (nồng độ 3g/lít) để xử lý nấm bệnh trong giá thể trước khi trồng.

D. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

1. Tiêu chuẩn cây giống

Sử dụng cây cúc từ giâm cành, tiêu chuẩn: Chiều cao cây 5- 7cm; Số lá: 5-7 lá; đường kính thân 0,2cm; dài rễ: 0,5-3cm; số rễ: >4cm.

2. Kỹ thuật trồng

Tùy thuộc vào kích thước, kiểu dáng khác nhau mà lựa chọn số cây để trồng trong chậu cho phù hợp. Chậu có kích thước 30x 15x 20cm ( chiều cao x đường kính đáy x đường kính miệng chậu) có thể trồng 5 cây/chậu.

Cách trồng: Cho giá thể đã xử lý nấm bệnh vào chậu cao cách miệng chậu 5cm. Trồng các cây sao cho cây phân bố đều xung quanh chậu để tán cây đều, không trồng cây quá sát vào thành chậu. Nên trồng cây vào buổi chiều, sau khi trồng tưới đẫm nước. Xếp chậu cách chậu 10 -15cm (tính từ mép chậu).


3. Điều tiết sinh trưởng cho hoa cúc

Nếu trồng cúc chậu vào thời vụ tháng 11, cần chiếu sáng bổ sung liên tục trong 10 ngày sau trồng (4h mỗi ngày từ 22h đến 2h sáng hôm sau), cứ 6m2 đặt 1 bóng 75W, chiều cao bóng đèn từ 0,8- 1m so với ngọn cây.

4. Kỹ thuật tưới nước

Khi mới trồng xong để cây dễ bén rễ hồi xanh nên tưới 2 lần/ngày. Sau đó tưới nước để duy trì ẩm độ đất 65-70% để cây sinh trưởng phát triển.


5. Kỹ thuật bón phân

  • Sau trồng 2 tuần thì tiến hành bón thúc cho cây. Thường sử dụng phân bón Đầu trâu (20-20-15 + TE) với liều lượng 2kg phân/200lít nước cho 100m2 .Định kỳ 10 ngày tưới 1 lần.
  • Ngoài ra có thể dung thêm chất kích thích sinh trưởng Atonik 1,8DD phun cho cây với liều lượng 10ml/bình 8 lít nước, 10 ngày phun một lần để bổ sung dinh dưỡng cho cây, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.

E. Thu hoạch, bảo quản và sử dụng hoa chậu

  • Khi nụ hoa bắt đầu chuyển màu và hé nở thì có thể đem đi sử dụng. Nếu vận chuyển đi xa dùng dây buộc tán hoa vào để tránh ảnh hưởng đến chất lượng hoa. Xếp các chậu khít nhau để giảm va đập khi vận chuyển. 
  • Trong quá trình sử dụng, tùy thuộc vào thời tiết nhưng thông thường 3 ngày tưới nước 1 lần, mỗi lần tưới 500ml/chậu. Chỉ tưới nước vào gốc cây, tránh tưới nước lên hoa để tăng tuổi thọ của hoa.

F. Phòng trừ sâu bệnh

1. Sâu hại :

a. Rệp : 

  • Triệu chứng: Thường làm cho cây còi cọc, ngọn quăn queo, nụ bị thui, hoa không nở được hoặc dị dạng, gây hại nặng ở vụ Xuân hè và Đông xuân. 
  • Phòng trừ: Có thể dùng Karate 2,5 EC liều lượng10 - 15 ml/bình 10lít, Ofatox 400WP hoặc Supracide 40ND liều lượng10 – 15 ml/bình 10 lít…

b. Sâu vẽ bùa :

  • Triệu chứng: Sâu non nằm dưới biểu bì lá, lấy thức ăn tạo thành đường ngoằn ngoèo màu trắng, phá hoại tế bào và diệp lục. 
  • Phòng trừ: Dùng bẫy màu vàng dẫn dụ con trưởng thành. Sử dụng thuốc có chất bám dính mạnh như Padan, Supathion 40 EC liều lượng 15- 20ml/ bình 10 lít …

2. Bệnh hại :

a. Bệnh đốm lá : 

  • Triệu chứng: Vết bệnh thường có dạng hình tròn hoặc bất định màu nâu nhạt hoặc nâu đen, nằm rải rác ở mép lá hoặc gân lá. Bệnh phát triển mạnh khi độ ẩm cao.
  • Phòng trừ: Score 250ND liều lượng 10ml/bình 10 lít, 10 ngày phun 1 lần.

b. Bệnh gỉ sắt : 

  • Triệu chứng: Vết bệnh dạng ổ nổi, màu gỉ sắt hoặc da cam, thường xuất hiện ở cả 2 mặt lá, bệnh nặng làm cháy lá, lá vàng, rụng sớm. 
  • Phòng trừ: Sử dụng Zineb 80 WP liều lượng 20 - 50g/10 lít, Anvil 5 SC liều lượng 5-10ml/bình 10 lít, thuốc có chứa gốc lưu huỳnh...





Thú chơi đào Tết của ông cha ta ở miền Bắc đã có từ rất lâu, đào có 3 loại: đào phai (hoa đơn, màu hồng nhạt), đào bạch phát nhiều tán (loại đào này hiếm, ít nơi có) và cành sum xuê, đào bích (hoa kép, to, cánh dày, màu hoa đỏ tươi).


Đào bích là loại đào đẹp, được nhiều người ưa thích nhất. Song nhiều người do không biết được đặc tính của cây đào, kỹ thuật trồng, chăm sóc nên có năm đào nở sớm, có năm nở muộn không đúng vào dịp Tết hoặc có năm đào chỉ ra nụ rồi thâm đen không nở được.

Để năm nào đào cũng ra nhiều hoa và nở hoa vào đúng dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền, người trồng đào và chơi đào cần nắm bắt được đặc tính của cây đào là chịu hạn hơn chịu nước. Nếu trồng đào nơi đất trũng và thừa nước, rễ sẽ thối và cây dễ bị chết. Nếu trồng trong bóng dâm, ít ánh nắng, đất ẩm, lá sẽ xanh tốt quanh năm, đến mùa rất ít hoa. Vì vậy để năm nào đến mùa đào cũng có nhiều hoa ta phải trồng đào ở nơi cao ráo, quang đãng. Hàng năm, sau mỗi mùa thu hoạch hoa, cần bón bổ sung thêm phân chuồng, NPK cho cây để cây phát nhiều tán cành sum xuê. Mùa hoa năm sau hoa to, sắc màu đẹp, năng suất cao hơn.


Thông thường thì đào ra hoa rải rác từ trung tuần tháng chạp năm trước đến trung tuần tháng giêng năm sau. Song không phải năm nào cũng vậy, thực tế cho thấy năm thờitiết nắng ấm đến sớm, đào nở sớm hơn, năm thời tiết rét kéo dài, đào nở muộn hơn. Vì vậy nhiều năm Tết đến đào đã tàn hoa hoặc Tết song hoa đào mới nở, không có hoa đào chơi Tết, nên muốn có hoa đào nở đúng vào dịp Tết, người trồng đào, chơi đào phải biết điều chỉnh cho hoa đào nở theo ý muốn.

Theo kinh nghiệm của những người trồng và chơi đào nhiều năm có một số biện pháp điều chỉnh cho đào ra hoa vào đúng dịp Tết như sau:


Vào trung tuần tháng 11 âm lịch, tiến hành tuốt bỏ toàn bộ lá đào trên cây để cây tập trung dinh dưỡng làm nụ, đảm bảo nụ hoa ra nhiều, đều, mập, hoa to, cánh dày, màu đẹp. Theo dõi năm nào thời tiết nóng thì tuốt lá muộn hơn vài ngày, năm nào thời tiết rét thì tuốt lá đào sớm hơn thời điểm trên vài ngày. Sau khi tuốt lá đào xong, nếu trời nắng nóng kéo dài, ta phải làm giàn che và phun nước lạnh thường xuyên toàn bộ tán, thân cây đào, hãm cho đào không ra hoa sớm. Nếu trời rét kéo dài, ta cũng phải làm giàn che cho đào và hàng ngày tưới nước ấm vào quanh gốc đào để đảm bảo đủ nhiệt độ kích thích cho đào ra hoa đúng kỳ hạn.


Với cách làm như trên năm nào đào trong vườn sẽ cho ra hoa nhiều, hoa to, màu sắc đẹp và đúng dịp Tết từ ngày 28 - 29 tháng chạp đến mồng 4 - 5 tháng giêng, đúng vào dịp đón Tết mừng Xuân.



1. Chuẩn bị đất:

Với những vùng đất thấp cần lên líp rộng 1-1,2m, có rãnh thoát nước để mai không bị úng ngập khi mưa hay nước ngầm dâng cao làm thối rễ mai. Xới đất cho tơi xốp, nhặt hết cỏ dại và gạch đá.

2. Bón lót: 

Bón phân bò, tro trấu với lượng 3-5kg hay phân hữu cơ Đầu Trâu với lượng 0,3- 0,5 kg cho mỗi hố trồng. Nếu trồng mai trong chậu cần trộn đất với phân theo tỷ lệ 3-4 phần đất, 1 phần phân hữu cơ. Rải một phần phân hữu cơ xuống hố, đặt cây, rải tiếp phân hữu cơ quanh gốc rồi lấp đất, lèn chặt.

3. Tưới nước: 

Mùa nắng nên tưới hàng ngày để đất đủ ẩm, mùa mưa cần đảm bảo tiêu thoát nước tốt và chỉ tưới khi đất khô. Mai trồng trong chậu bốc thoát hơi nước nhanh nên cần tưới nhiều lần hơn so với mai trồng trong đất. Chỉ tưới vào sáng sớm hay chiều mát, không nên tưới quá đẫm vào chiều tối vì dễ phát sinh sâu bệnh do độ ẩm quá cao vào ban đêm.

4. Bón phân thúc: 

Sau trồng 15-20 ngày, rễ mai đã ăn ra lớp đất mới, cần tưới phân thúc bằng cách hòa 15-25gam phân NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu/10 lít nước tưới vào gốc nhằm thúc cho bộ rễ mai phát triển mạnh ngay từ đầu. Bón thúc bằng cách rải phân NPK 20-20- 15+TE hoặc NPK 13-13-13 Đầu Trâu quanh gốc với lượng 20-30 gam/cây, định kỳ 25-30 ngày/lần. Kết hợp xới đất để vùi lấp phân nhằm giảm bớt thất thoát phân do bay hơi, rửa trôi. Phun phân bón lá Đầu Trâu 501 định kỳ 7-10 ngày/lần. Sau 3-4 tháng từ khi trồng, bón 0,5-0,1 kg phân hữu cơ/cây. Cuối tháng 10 âm lịch cần giảm lượng phân và nước tưới để hạn chế tăng trưởng thân lá, chuẩn bị cho giai đoạn phân hóa mầm hoa. Phun phân bón lá Đầu Trâu 701 định kỳ 7-10 ngày/lần nhằm kích thích mai phân hóa mầm hoa tốt.

5. Biện pháp xử lý để mai vàng ra hoa đúng tết: 

Cần áp dụng đồng bộ: Bón phân - Xiết nước - Tuốt lá. Từ đầu tháng 10 âm lịch hạn chế bón các loại phân có hàm lượng đạm (N) cao. Từ giữa đến cuối tháng 11 âm lịch, dừng bón phân vào gốc và hạn chế tưới nước để chuẩn bị tuốt lá. Từ 7-10 tháng Chạp, nếu thấy mai sung sức, đã có nụ lớn thời tiết dự báo nắng ấm thì mai sẽ nở sớm, do vậy đối với mai 5 cánh cần tuốt lá vào khoảng 18-20 tháng Chạp. Ngược lại nếu cây mai không sung sức, mới xuất hiện nụ nhỏ, dự báo rét kéo dài thì phải tuốt lá khoảng ngày 13-16 tháng Chạp. Đối với mai nhiều cánh cần tuốt lá sớm hơn so với mai 5 cánh từ 4-6 ngày. Trước khi tuốt lá cần ngừng tưới nước 2- 3 ngày để lá bắt đầu đanh lại, gân lá nổi lên thì tuốt lá, đồng thời tưới lại thật đẫm và phun phân bón lá Đầu Trâu 701. Đúng "tết ông Táo", nếu thấy hoa cái bung vỏ lụa là chắc chắn hoa nở đúng tết; Nếu hoa cái chưa bung vỏ lụa là mai nở muộn nên cần xiết nước (ngưng tưới), đem phơi ngoài nắng (nếu trồng chậu) sau vài ngày thì tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm (45-50 độ C) đồng thời phun phân bón lá Đầu Trâu 901 để kích thích mai nở sớm cho đúng tết. Nếu hoa cái đã bung vỏ lụa trước "tết Ông Táo" thì mai sẽ nở trước tết nên cần phải hòa 10-20 gam phân urea/10 lít nước để tưới. Đồng thời cần tưới bằng nước lạnh (có thể cho một ít nước đá vào) và dùng lưới bạt che nắng để hãm mai nhằm giúp hoa nở đúng tết. Đối với những năm nhuận, thường mai sẽ nở sớm hơn nên cần kéo dài thời gian bón phân thúc và tưới nước so với những năm thường để thời gian tăng trưởng thân lá lâu hơn, giúp mai nở đúng tết. Việc tuốt lá, phun phân bón lá cũng theo nguyên tắc trên. Từ cuối tháng 11, nếu có mưa bất thường thì mai sẽ nở sớm do đó cần chủ động nắm bắt dự báo để có thể làm dàn che hay phủ nilon che gốc để tránh mưa.

6. Chưng mai trong những ngày tết: 

Chậu mai phải để nơi thoáng mát, đủ sáng không nên để gần quạt hay chỗ có gió lùa vì sẽ làm mai mất nước nhiều rụng hoa và cả nụ sớm. Không nên để mai chỗ quá tối vì sẽ không đủ ánh sáng cho mai quang hợp, chồi sẽ vươn dài, lá ra nhanh, hoa rụng sớm. Nên tránh để mai gần bóng đèn có công suất lớn vì sẽ thừa sáng, nhiệt độ lại cao cũng làm mai nở nhanh, chóng tàn. Nếu là cành mai cắm trong bình cần phải thui gốc ngay sau khi cắt để giữ nhựa và hạn chế vi khuẩn gây thối cành. Thay nước sạch nhiều lần hoặc cho mỗi lít nước 1 viên Aspirin nhằm hạn chế vi khuẩn gây thối cành, tàn hoa.

7. Chăm sóc mai sau tết: 

Sau tết, mai rất mất sức nên cần chuyển mai từ chậu ra trồng trong đất. Nếu vẫn trồng trong chậu cần phải thay đất mới bằng cách bỏ bớt khoảng 1/3 đất cũ trong chậu, thay bằng hỗn hợp 3 phần đất mới, 1 phần phân hữu cơ. Hòa 15- 25 gam phân NPK 20-20-15 Đầu Trâu trong 10 lít nước, tưới đều vào gốc mai. Tiếp tục bón thúc và tưới nước, phun phân bón lá theo chu kỳ mới như đã nêu ở trên.

8. Một số kinh nghiệm về cây mai :

Cây mai trồng phải để cho nở hoa, dù vóc dáng có đẹp đến đâu đi nữa cũng phải có hoa, mới thật là cây mai đẹp! Ở thành phố đất chật hẹp, phải trồng trong chậu do đố phải chăm sóc cho thật kỹ:

Chăm sóc cây mai rất dễ, hai ba ngày mới tưới nước một lần. Khi nào thấy đất trên miệng chậu khô là chúng ta tưới nước, dù có tưới nhiều nước cũng không sao, nhưng phải đục thêm lỗ thoát nước dưới đáy chậu cho to khi tưới là nước phải rút ra hết. Cây mai rất ưa nước, cắt cành chưng trong lục bình cũng sống rất lâu, chỉ khi nào chậu không thoát nước, làm úng nước trong chậu, sanh ra khí độc thối rễ, cây mai mới chết.

Còn khi không, tự nhiên cây mai khô héo hết lá rồi chết một phần cây? Hãy xem cho kỹ, đó là sâu đục thân, phải tìm chung quanh thân cây xem có chỗ nào chảy nhựa ra không, để moi bắt sâu, hoặc dùng thuốc nội hấp lưu dẫn như Basudin có tác dụng là bỏ dưới gốc cây, từ 3 đến 5 gram cho mỗi chậu mai, thuốc sẽ đem chất độc từ rễ qua thân, cành, lá giết được các loại sâu bọ ở trong thân cây trên lá cây. Cây mai không nở bung 5 cánh ra được là do có lột loại sâu bé li ti, chui vào trong nụ hoa mai cắn phá làm cho nụ mai không nở được, cho nên chúng ta phả xịt thuốc phòng ngừa trước khi nụ mai sắp nở.

Còn cây mai mua về chưng Tết mà hoa không nở bung ra được là do mua nhầm cây mai mới bứng lên trồng vô chậu, để thiếu nước, không đủ sức nở bung ra, trường hợp này phải tưới nước cho thật nhiều. Thật ra nên mua cây mai đã trồng khoẻ mạnh trong chậu, trong giỏ, chớ mua cây mai mới bứng lên trồng thường hay bị trường hợp này.

Do để chưng cây mai ngay dưới quạt trần, quạt làm khô hết nước nụ mai nên không nở được, nên tránh để ngay dưới quạt trần.

Do cây mai có sâu tơ li ti chai vào trong nụ hoa cắn phá không nở được, trường hợp này phải rãi thuốc Basudin trước khi cây mai có nụ hoặc phun ngừa một lần thuốc trừ sâu rẫy trên tàn lá cây mai, trước khi láy lá mai.

Một trường hợp đặc biệt là cây mai có nhiều kiến và rầy bông. Rẫy bông và kiến là hai loại sinh vật sống hỗ tương lẫn nhau. Kiến tha rệp bông đem lên ngọn cây để rệp hút nhựa cây mà sống. về sau đó tiết ra một chất sữa ngọt để nuôi lại kiến. Nên kiến với rầy bông là hai bạn vô cùng mật thiết, sống tương hỗ lẫn nhau. Các bạn cứ thử để ý xem: hễ thấy trên bất cứ cây gì mầ thấy có kiến thì trên ngọn cây đó cồ rầy bông, nếu rầy bông nhiều quá hút hết nhựa, cây kiểng sẽ khô héo và chết. Trường hợp này phải xịt thuốc rầy mạnh (Bi 58, supracide như trên, và thêm chất keo dính, vì loại rầy này không thấm nước, và phải xịt nhiều lần mới hết).

Cây mai khô héo một phần lá do nhiều nguyên nhân:

  • Bị sâu đục thân đục một bên rể
  • Đất hay nước tưới có phèn
  • Để chỗ có nhiều nắng gắt
  • Thiếu nước
  • Thiếu phân
  • Bị rầy bu dưới lá
  • Do chuyển dời đến vùng có khí hậu, thời tiết không phù hợp.

Dạ yến thảo là loài hoa lý tưởng để trồng trong giỏ treo và trên ban công. Với nhiều mầu sắc rực rỡ và dễ chăm sóc Dạ yến thảo trở nên thật tuyệt đối với bất kỳ người làm vườn nào muốn tô điểm cho giỏ treo, chậu hoa hay ban công của họ.

Một thông tin tuyệt vời là hoa Dạ yến thảo cũng có thể dễ dàng nhân giống.

Sau đây là hướng dẫn làm thế nào để nhân giống thêm nhiều chậu hoa Dạ yến thảo đẹp tuyệt vời nữa.


Bạn cần chuẩn bị những vật dụng sau:

  • Đất trồng chất lượng tốt
  • Chậu có lỗ thoát nước
  • Dụng cụ đào lỗ tra hạt / bút chì / hoặc cán thìa
  • Kéo sắc
  • Chậu hoa Dạ yến thảo khỏe mạnh và tưới đủ nước
  • Ca nước


Bạn cắt một ngọn Dạ yến thảo Chú ý cắt dưới đốt lá và đảm bảo rằng phải còn lại ít nhất 3 đốt lá trên ngọn.


Giữ cho các ngọn vừa cắt luôn tươi bằng cách cắm chúng ngay vào ca nước trong khi bạn làm thao tác khác.


Tỉa bỏ các lá gần vết cắt. Ngắt bỏ hết hoa nếu bạn muốn các ngọn này tập trung năng lượng để phát triển rễ trước.



Đổ đất vào chậu. (Mẹo: Đổ đầy đất vào chậu, sau đó ấn nhẹ đất xuống, đất sẽ lấp rất đều)
Dùng dụng cụ tra hạt tạo một vài lỗ trên đất trong chậu.


Cho từng ngọn Dạ yến thảo vào từng lỗ.


Lấy dụng cụ tra hạt gạt đất vào phía ngọn hoa sao cho các lỗ được lấp kín.


Tưới nước thật đẫm đất và ngọn hoa. Điều này giúp đất nén đều quanh ngọn hoa.


Đặt các ngọn hoa ở nơi thông thoáng và có lưới che. Vị trí thông thoáng và râm mát cũng tốt. Không được đặt các ngọn hoa trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hoặc dưới điều kiện quá nóng và khô. (Có thể dung mái che nếu cần thiết tạo bóng râm.)

Các ngọn hoa còn chưa có rễ, vì thế nó rất dễ bị mất nước. Cần tưới nước thường xuyên đẫm cả ngọn hoa và đất hàng ngày. Vào ngày nóng, cần tưới nước đẫm vào buổi sáng và tưới lại vào buổi tối. Vào ngày mát, chỉ cần tưới nước đẫm vào buổi tối.

Các ngọn hoa sẽ bị mềm, héo đi một chút, nhưng chúng không bao giờ gục hẳn. Nếu chúng bị gục hẳn, có thể là do bạn không tưới đủ nước hoặc vị trí đó quá nóng.


Khoảng 2-3 tuần sau, các ngọn hoa bắt đầu tươi trở lại. Điều này là một dấu hiệu cho thấy rễ đã bắt đầu mọc ra và các ngọn hoa đã có thể bắt đầu hút nước từ đất.

Bạn có thể nhấc nhẹ nhàng một ngọn ra để kiểm tra. Nhúng xuống nước để rơi hết đất và kiểm tra xem rễ đã phát triển thế nào. Sau đó bạn lại nhẹ nhàng trồng chúng lại vào đất và tưới đẫm nước để đảm bảo rằng đất lại bọc kín xung quanh ngọn hoa.


Trong trường hợp không có rễ, cắm nhẹ nhàng ngọn hoa trở lại đất và đợi đến tuần tiếp theo. Chừng nào các ngọn hoa chưa chết, nó vẫn có khả năng mọc rễ. Một vài ngọn sẽ cần nhiều thời gian để mọc rễ hơn các ngọn khác.

Trong trường hợp có một ít rễ, điều này thật tuyệt vời. Bạn hãy cắm chúng nhẹ nhàng trở lại đất và để chúng tiếp tục phát triển đến tuần tiếp theo. Đến thời kỳ các ngọn hoa nhìn rất khỏe và phát triển rễ mạnh, bạn đừng ngại tách chúng trồng vào chậu khác hay giỏ treo.

Luôn tưới đẫm nước một vài ngày đầu sau khi bạn trồng chúng ra chỗ mới, để chúng có thời gian phục hồi và thích nghi với chậu mới.

Nguồn : Cập nhật từ Facebook


Nguồn năng lượng mà hoa cúc đem lại khiến cho gia chủ có một cuộc sống bình dị và cân bằng trong mọi việc. Đồng thời, nó cũng mang đến may mắn cho ngôi nhà.


Hãy đem hương hoa tươi vào căn phòng hay sân vườn nhà bạn, những bức tranh về hoa, bạn sẽ giúp cho luồng khí trong ngôi nhà được điều hoà và trôi chảy.

Theo quan niệm trong văn hoá Hồng Kông, cấu trúc trong nguồn năng lượng của hoa thuỷ tiên có ảnh hưởng tới sự nghiệp, sự phát triển tài năng của gia chủ.


Thường được sử dụng như một phương thức hoá giải trong phong thuỷ trong cung Quan Lộc, giúp cho gia chủ giữ được những của cải và được thưởng xứng đáng cho những nỗ lực mà họ đã nỗ lực để có được. Hoa thuỷ tiên màu trắng thường được sử dụng với ý nghĩa phong thuỷ nhiều hơn hoa thuỷ tiên màu vàng.


Vẻ đẹp của hoa lan được coi là biểu tượng cổ điển tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở trong phong thuỷ. Hoa lan mang lại năng lượng giúp cân bằng những sự đổ vỡ.


Nó cũng là biểu tượng trong việc giúp tìm kiếm sự hoàn hoả trong bất kỳ lĩnh vực nào cho cuộc sống của con người.


Tiền tài, sự hoàn hảo, của cải, sắc đẹp, trong trắng – với khả năng thu hút những nguồn năng lượng như vậy, hoàn toàn có thể hiểu tại sao lan lại trở thành một trong những giống hoa được trồng trong nhà nhiều nhất ở phương Tây.

Hoa Anh Đào và những loài hoa cùng họ như táo, sơn thù du, đào…thường được sử dụng với ý nghĩa mang lại sự khởi đầu, sự tươi mới và trong trắng.


Hoa Anh Đào tượng trưng cho cung tình duyên, nhưng cũng vẫn được sử dụng như một phương thức hoá giải phong thuỷ đối với sức khoẻ.